vuong chi hung

cần hợp tác với những ai muốn kinh doanh

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Những yếu tố cần thiết để thành công trong kinh doanh theo mạng


Những yếu tố cần thiết để thành công trong kinh doanh theo mạng


1. TƯ TƯỞNG TRONG KINH DOANH THEO MẠNG

Suy nghĩ tích cực thì Bạn sẽ có những hành động tích cực, Đối với KDTM, Bạn muốn thành công cần phải trả lời được 2 câu hỏi sau: 
Câu hỏi 1: Tại sao tôi lại tham gia vào KDTM? 
Câu hỏi 2: Tôi làm như thế nào?

Ở câu hỏi thứ nhất Bạn tham gia vào KDTM có thể với mong muốn:
  • Có một công việc độc lập tự do, không gò bó thời gian.
  • Muốn tự do về tài chính
  • Muốn có một doanh nghiệp riêng
  • Muốn có cơ hội được đi du lịch khắp thế giới
  • Muốn có tài sản để thừa kế cho con cháu
  • Muốn tự do phát triển năng lực cá nhân
  • Muốn có 1.000.000 người bạn ở khắp mọi nơi.
  • Muốn có sức khỏe và thu nhập cao
  • ........
Câu hỏi 1 là tự hỏi chính mình, để trả lời chỉ mất 10% thời gian nhưng quyết định 90% thành công. 
Câu hỏi 2 chiếm 90% thời gian nhưng chỉ quyết định 10% kết quả. 
Tại sao nhiều người bước vào KDTM rồi lại bỏ cuộc, bên cạnh đó lại có những người thành công nhất trong doanh nghiệp này. Điểm khác nhau chính là câu trả lời của câu hỏi 1, vậy Bạn cần xem xét câu hỏi 1 một cách nghiêm túc. 
Để thành công lớn thì cần có mục đích cả cuộc đời.
2. CÔNG VIỆC CHÍNH
Khi nói đến họa sĩ, ta biết ngay công việc chính của họ là vẽ, hay nói đến Bác sĩ thì ta biết ngay công việc chính của họ là khám và chữa bệnh. Vậy còn công việc chính ở đây là gì? Khi mới nghe giới thiệu, một số người nghĩ ngay đến việc tiếp thị, bán hàng và vì do họ đã có sẵn kinh nghiệm bán hàng, họ nghĩ ngay đến việc đem các sản phẩm đi chào bán. Họ bán như thế nào không cần biết, chỉ biết sau một thời gian ngắn họ quay về và than rằng: không ai chịu mua hàng của họ cả. Họ được giải thích rằng: không phải đi bán hàng như vậy mà là cần phải xây dựng mạng lưới. Họ lại lao đi mời người và ký hết người này đến người khác. Một hiện tượng khác lại xảy ra, khi họ ký đến người thứ mười thì người thứ nhất rơi rụng, tìm được người thứ mười một thì người thứ hai bỏ đi. họ ký người mới càng nhanh bao nhiêu thì số người bỏ việc cũng càng nhanh bấy nhiêu. Cuối cùng họ chán nản bỏ đi và tuyên bố: Đây là trò vô bổ. Bạn có muốn trở thành người như thế không? Tôi nghĩ là bạn không muốn thế. Có lẽ Bạn ngạc nhiên. Không bán hàng, cũng không tuyển người, vậy tôi phải làm gì đây. Để trả lời câu hỏi của bạn, xin vẽ ra sơ đồ phát triển mạng lưới.
alt

Giả sử Bạn tìm được 5 người có mong muốn làm việc và họ cũng có mong muốn làm việc như Bạn, tức là mỗi người cũng tìm ra được 5 người nữa tức là ở tầng thứ hai Bạn có 25 người, tầng ba có 125 người. cứ tiếp tục như vậy, qua tầng 6 Bạn sẽ có mạng lưới gần 20.000 người, một con số cũng khá lớn phải không? Lớn hơn cả một công ty trách nhiệm hữu hạn thành đạt.
Tuy nhiên, khi tìm ra được một người có mong muốn làm việc thực sự thì công việc cũng mới chỉ là bước đầu. Điều này cũng giống như Bạn gieo hạt mầm xuống đất, khi cây đã mọc lên Bạn không thể để cho nó tự mọc lớn được mà Bạn phải chăm sóc, tưới nước, bón phân. Để mạng lưới có thể nở ra từ một người làm việc thật sự, Bạn phải làm một việc chính trong doanh nghiệp này: đó là ĐÀO TẠO . Công việc đào tạo chiếm 80% thời gian và công sức của Bạn. Bạn ngạc nhiên vì doanh nghiệp gì không bán hàng mà lại là đào tạo, để giải đáp cần xem tiếp các phần sau. Trong doanh nghiệp nào cũng vậy, hàng hóa phải vận động, lúc đó chúng ta mới có hoa hồng, mới có thu nhập nhưng hàng hoá vận động không có nghĩa là phải cầm hàng đi rao bán mà công việc chính của Bạn ở đây chính là ĐÀO TẠO.
3. BẢN CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP KDTM: SAO CHÉP
Trong doanh nghiệp của chúng ta, hàng hóa không luân chuyển từ người này đến người khác mà chỉ có dòng thông tin luân chuyển mà thôi. Tất cả mọi người muốn mua hàng đều mua tại công ty hoặc các chi nhánh của công ty. Người đi trước đào tạo và giúp đỡ người đi sau để cùng nhau thành đạt. Vì vậy doanh nghiệp của chúng ta mang tính tinh thần rất lớn. Một trong những đặc tính lớn của doanh nghiệp là tính sao chép. Sao chép cả cái tốt lẫn cái xấu. Khi bạn đào tạo người mới tức là bạn đang sao chép mình. Việc cần thiết là làm sao để sự sao chép càng đơn giản càng tốt và người sau lại tiếp tục sao chép xuống nữa. Ở đây không phải là bạn sao chép ra một người giống y hệt mình về cả kiến thức, công việc, sự hưng phấn. mà trong khi giao tiếp, phần các giác quan giao lưu với nhau không quá 10%, còn lại 90% sự giao lưu giữa hai người là thông qua tiềm thức.
Một trong những vấn đề sao chép quan trọng quyết định sự thành công trong doanh nghiệp chính là sao chép sự hưng phấn . Khi bạn nhúng mình trong các hoạt động của nhóm, của công ty Bạn sẽ nhận được sự hưng phấn đồng đội, hưng phấn sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn. Một nhà thành đạt lớn trong ngành kinh doanh bảo hiểm đã khẳng định: Dù bạn làm bất cứ việc gì nếu bạn thiếu sự hưng phấn thì sẽ không thể thành đạt được. Để sao chép được sự hưng phấn cho cả mạng lưới thì bản thân bạn phải thật sự có hưng phấn. Nhưng làm sao để có hưng phấn, Hưng phấn chỉ có thể có khi Bạn có niềm tin: Tin vào ngành kinh doanh theo mạng, tin vào sản phẩm, tin vào công ty, tin vào người bảo trợ và tin vào chính mình. Đó chính là cơ sở của thành công trong doanh nghiệp này.
4. CƠ SỞ THÀNH CÔNG: NIỀM TIN
Niềm tin là cơ sở để thành công trong bất cứ công việc nào, thiếu niềm tin sẽ không có sự đam mê trong công việc và sẽ chùn bước khi gặp phải khó khăn dù rất nhỏ. Thực tế cho thấy không có công việc nào dễ dàng cả và Bạn chỉ có thể vượt qua những khó khăn khi Bạn có niềm tin vững chắc vào công việc của mình. Nếu không có niềm tin chắc chắn ông Kentucky không thể đi nổi 1.000 quán ăn để chào mời món gà rán của mình, và cho đến quán ăn thứ 1.009 mới chịu nhận làm thử món gà rán của ông, ngày nay món gà rán Kentucky đã có mặt trên khắp thế giới cùng với tên tuổi của ông. Nếu không có niềm tin thì chắc rằng ông Edison không thể thực hiện nổi 12.000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Vậy để thành công trong doanh nghiệp này thì chúng ta cần phải tin vào cái gì?
*Tin vào ngành KDTM:
Bạn không thể theo đuổi công việc này nếu Bạn không thật sự tin vào ngành KDTM. Ngành kinh doanh này thực ra đã có lịch sử trên 60 năm, chỉ có tìm hiểu và có kiến thức sâu sắc về ngành kinh doanh này Bạn mới có thể tin tưởng thật sự vào sự thành công trong doanh nghiệp này. Ông Richard Poe, phóng viên báo "Success" của Mỹ là người phản đối mãnh liệt ngành KDTM. Ông được tổng biên tập giao nhiệm vụ tìm hiểu để viết bài chỉ trích những người tham gia ngành kinh doanh này. Sau một thời gian tìm hiểu, ông đã không những không chỉ trích mà còn dành một chuyên mục ủng hộ những người đi theo ngành KDTM. Cuối cùng ông viết cuốn sách "Làn sóng thứ ba - kỷ nguyên mới trong ngành KDTM" để phân tích các sự kiện cũng như chỉ ra các phương pháp làm việc và quyển sách này đã trở thành một trong những quyển sách kinh điển về KDTM.
Tôi có một người bạn, anh ta đi học ngành quản trị kinh doanh ở bên Mỹ về, rồi trong thời gian học anh tham gia vào một công ty KDTM. Khi trở về Việt Nam , cha của anh yêu cầu anh quản lý giúp cha quản lý nhà máy sản xuất xi măng tại Hải Dương với mức lương là 8.000.000đ/tháng. Đó là mức thu nhập rất cao dành cho người quản lý ở đó. Nhưng anh đã từ chối vì KDTM chính là sự nghiệp anh đã chọn cho cuộc đời mình. Anh trả lời cha rằng: "Con có những ước mơ riêng cho mình, nếu con làm quản lý nhà máy xi măng, con chỉ có trong tay 300 công nhân nhưng nếu con làm công việc con chọn lựa thì con có trong tay là 3.000 nhà doanh nghiệp và còn hơn thế nữa". Đúng vậy, nếu không có niềm tin, chắc chắn anh sẽ không thể có quyết định như vậy.  
*Tin vào sản phẩm:
Trong KDTM, Bạn không thể gieo niềm tin cho người khác nếu Bạn không có niềm tin thực sự hoặc có nhưng chưa đủ mạnh. Bạn có thể lừa người khách của mình mặc dù luân lý trong KDTM không cho phép làm điều đó. Bạn có thể lừa giỏi đi nữa thì Bạn cũng chỉ có thể lừa được vài người chứ không thể tạo ra mạng lưới lớn mạnh được. Để tạo được niềm tin cho mọi người và nhất là để sao chép niềm tin cho cả mạng lưới của Bạn thì Bạn phải thật sự tin yêu sản phẩm. Để có được niềm tin này thì không có cách gì khác hơn là Bạn phải thử sản phẩm và tìm mọi cách thấy được kết quả sản phẩm. Chỉ có kết quả sản phẩm tuyệt vời mới có thể khẳng định niềm tin của Bạn, Qua thực tế kinh nghiệm, có một cách nhanh nhất để Bạn có thể nhìn thấy được nhiều kết quả sản phẩm, đó là tìm hiểu kết quả của những người đã sử dụng thông qua những người bảo trợ của mình. Bạn hãy xin địa chỉ của những người thực sự đã dùng sản phẩm rồi gọi điện hoặc đến gặp trực tiếp để tìm hiểu tác dụng sản phẩm qua những người đã sử dụng. Gặp 1 người chưa tin thì Bạn gặp 10 người, rồi 20 người. Khi Bạn thật sự tin yêu sản phẩm rồi, lúc đó dù khó khăn đến mấy Bạn cũng vẫn nghĩ rằng: Mình đang đem sức khỏe và niềm vui đến cho bao người khác.
* Tin vào công ty:
Nếu Bạn Làm việc nhưng luôn hồi hộp không biết công ty đó bị bể lúc nào thì chắc chắn sẽ không thể làm tốt được. Hiện nay trên thế giới có hơn 30.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực KDTM trong đó có khoảng 5.000 công ty lớn. Tại Việt Nam cũng chỉ mới có khoảng 20 công ty. Tại Mỹ có người đã tham gia một lúc 10 công ty KDTM. Thời gian tới khi luật pháp về KDTM đã ổn định, ngành KDTM phát triển rầm rộ cùng sự ra đời của hàng trăm công ty với đa dạng mặt hàng và dịch vụ khác nhau, Bạn có thể ký hợp đồng với nhiều công ty để được mua sản phẩm với giá ưu đãi. Tuy nhiên nếu làm việc thì chỉ nên lựa chọn 1 công ty để công tác mà thôi. Bạn thử nghĩ xem, một người đặt một chân lên một chiếc tàu, còn chân kia để lên chiếc thuyền gỗ, tàu và thuyền mới khởi động thì còn để như vậy được nhưng khi tàu bắt đầu tăng tốc thì Bạn chỉ còn một cách chọn: Hoặc lên tàu, hoặc ở lại thuyền. Việc Bạn chọn công ty KDTM cũng vậy. Nếu Bạn làm nghiệp dư thì sao cũng được nhưng nếu Bạn muốn trở thành một chuyên gia lớn, Bạn chỉ nên chọn một công ty làm chỗ dựa cho mình mới thành công lớn được.
* Tin vào người bảo trợ:
Người bảo trợ chính là người đã giới thiệu Bạn vào doanh nghiệp tạo cho Bạn có cơ hội tăng thêm nhu nhập và cải thiện sức khỏe. Trong doanh nghiệp này người ta theo nhau vì niềm tin. Người ta dùng sản phẩm hoặc tham gia doanh nghiệp chính là vì tin Bạn, theo Bạn chứ không phải vì sản phẩm hay công ty. Khi Bạn thành đạt, công lao của người bảo trợ rất lớn vì họ là người đã giới thiệu, giúp đỡ bạn và luôn mong Bạn thành công. Bạn có thành công thì người bảo trợ mới thành công. Vì vậy Bạn hãy lắng nghe những gì mà người Bảo trợ giảng dạy, khi Bạn đã thành đạt lúc đó Bạn mới nên sáng tạo công việc thêm thông qua kinh nghiệm của mình. Một luân lý trong KDTM, đó là luôn luôn tôn trọng và tin theo người bảo trợ.
* Tin vào chính mình:
Có một câu chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có hai quả trứng cùng tranh luận với nhau xem khi nở ra sẽ là con gì? Quả trứng thứ nhất nói: "Tôi muốn thành con ốc, ốc không cần phải quyết định gì cả. Nó trôi theo dòng nước đại dương vì thế nên nó không cần phải dự định, xắp đặt cái gì. Dòng nước mang thức ăn đến cho nó. Nó chỉ nhận được cái gì mà đại dương mang đến, không hơn không kém. Cuộc sống như vậy là phù hợp với tôi. Có thể là bị hạn chế song ở đây không bị ràng buộc trách nhiệm, không cần phải quyết định, chỉ đơn giản là tồn tại trong sự điều phối của đại dương". Quả trứng thứ hai nói: "Cuộc sống như thế không cần cho tôi, tôi muốn trở thành đại bàng, đại bàng có thể bay đi bất cứ đâu mà nó muốn và làm bất cứ gì mà nó thích. Tất nhiên nó tự lãnh trách nhiệm phải tìm kiếm thức ăn để tồn tại, nhưng nó có thể bay cao giữa núi ngàn. Tự nó kiểm soát hoàn cảnh, không ai kiểm soát được nó. Tôi không muốn bị ai hạn chế, áp đặt mình. Tôi không muốn làm nô lệ của đại dương. Vì điều đó tôi sẵn sàng trả bằng mọi nỗ lực để có thể được sống cuộc sống của đại bàng". Vậy còn bạn, bạn muốn cuộc sống của đại bàng hay của con ốc, có nghĩa là Bạn muốn sống một cuộc sống an phận hay một cuộc sống không bị ai bó buộc mình, tự mình làm chủ lấy mình. Nếu Bạn muốn sống một cuộc sống của đại bàng thì nhất thiết Bạn phải có niềm tin vào chính mình.
Các niềm tin trên đều có thể có được sau một thời gian làm việc nhưng tin vào bản thân là điều khó nhất. Không ai có thể giúp Bạn được nếu Bạn không tự giúp bản thân. Bạn nên nhớ rằng khi Bạn xây dựng được mạng lưới lớn tức là Bạn đã có một doanh nghiệp khổng lồ, sau này chính là một tài sản giá trị thừa kế lại được cho con cháu. Không vinh quang nào lại không có cay đắng, không có việc gì lại không phải trả giá. Khi Bạn muốn thành đạt lớn trong cuộc đời, Bạn phải chấp nhận trả giá cho thành đạt đó. Thiếu ý chí, thiếu nghị lực và niềm tin vào chính bản thân mình, Bạn khó trở thành chuyên gia lớn trong công việc kinh doanh này được. Cách nhanh nhất để có thể thành công là bắt trước những người thành đạt. Suy nghĩ những gì mà người đã thành công suy nghĩ, cố gắng làm những gì mà người thành đạt đã làm. Với kinh nghiệm của tôi thì để thành công trong công việc KDTM, để có thể trở thành các chuyên gia lớn, việc đầu tiên là Bạn phải cố gắng tập đứng lên được trên bục giảng để có thể đào tạo lại cho hàng trăm người khác, tập nói trước công chúng để có thể tổ chức được các sự chương trình, sự kiện lớn.
5. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG: KHÔNG BỎ VIỆC
Không riêng gì KDTM, làm bất cứ công việc gì mà bỏ nửa chừng thì chắc chắn sẽ không thể thành công. Cũng như nhà bác học Edison , mỗi lần không thành công ông chỉ tự nhủ: ta đâu có thất bại, mỗi lần tìm không đúng dây tóc bóng đèn là mỗi lần loại bớt một dây tóc không thích hợp.
Trong KDTM, ba tháng đầu đối với người mới tham gia thật là gian truân, giống như ví dụ về một người đi đào vàng, biết chắc chắn dưới lòng đất tại chỗ đó có vàng nhưng sau khi sới đi những lớp đất thì bắt đầu gặp phải một tảng đá lớn chắn ngang. Nếu nản chí bỏ việc giữa chừng thì chắc chắn sẽ không thể thành công được. Trong trường hợp này người đào vàng cần dựa vào sức mạnh đồng đội để bắn văng tảng đá ra rồi mới thu gom vàng được.
Công việc của chúng ta cũng tương tự, khi mới bắt đầu làm việc chúng ta gặp phải rất nhiểu trở ngại và thường bỏ việc nửa chừng, lý do bỏ việc thường là do nhận thức về KDTM chưa đúng, do thu nhập ban đầu chưa có hoặc còn thấp hay do bị báo chí và người thân cản trở . Vì vậy để không bỏ việc thì phải tham dự đầy đủ các buổi đào tạo của công ty, phải chịu dành thời gian nghiên cứu tài liệu, phải thường xuyên liên lạc với hệ thống, tham dự các buổi giao lưu và các sự kiện của công ty, thực hiện việc bán lẻ để có thu nhập ban đầu, có bản lĩnh vững vàng và tin tưởng vào thành công. Sau đây là một ví dụ nhỏ có thể khẳng định khả năng thành công rất lớn của công việc này.ừ trước đến nay có bao giờ bạn có hoài bão muốn trở thành một người chủ chưa? Nếu có thì bạn muốn trở thành một người chủ như thế nào? Còn như nếu chưa có thì xin bạn hãy quan tâm đến ví dụ sau đây.
Theo bạn trong thời điểm hiện nay (2003) thì thu nhập 10.000.000đồng/ tháng có cao không? Cũng khá cao có phải không ạ vì có nhiều người ba bốn năm kinh nghiệm công tác cộng với hai ba bằng đại học cũng chưa chắc đạt được thu nhập như vậy. Tuy nhiên tôi đưa ra hai trường hợp như sau.
Trường hợp thứ nhất: bạn là một người rất có năng lực và rất chịu khó vì vậy thu nhập của bạn được người ta trả cho là 15.000.000đồng/ tháng.
Trường hợp thứ hai: bạn nhận được thu nhập là 100đ cho tháng đầu tiên nhưng từ tháng tiếp theo thì số tiền này tự nhân đôi lên.
Vậy tôi và bạn cùng so sánh sau hai năm thì thu nhập bên nào cao hơn.
Tháng
Cách 1  
Cách 2
     Tháng
Cách 1
Cách 2
1
15.000.000
100
7
105.000.000
6.400
2
30.000.000
200
8
120.000.000
12.800
3
45.000.000
400
9
135.000.000
25.600
4
60.000.000
800
10
150.000.000
51.200
5
75.000.000
1.600
11
165.000.000
102.400
6
90.000.000
3.200
12
180.000.000
204.800
Bạn hãy nhìn xem, ở cách thứ nhất sau 1 năm làm việc bạn đã có trong tay 180triệu đồng rồi, vậy mà nếu làm theo cách thứ 2 thì thu nhập mới chỉ có hơn hai trăm ngàn đồng thôi, thật tệ quá phải không. Nhưng cứ tiếp tục làm việc, kết quả cuối cùng ra sao?
Tháng
Cách 1
Cách 2
       Tháng
Cách 1
   Cách 2
1
15.000.000
100
13
195.000.000
409.600
2
30.000.000
200
14
210.000.000
819.200
3
45.000.000
400
15
225.000.000
1.638.400
4
60.000.000
800
16
240.000.000
3.276.800
5
75.000.000
1.600
17
255.000.000
6.553.600
6
90.000.000
3.200
18
270.000.000
13.107.200
7
105.000.000
6.400
19
285.000.000
26.214.400
8
120.000.000
12.800
20
300.000.000
52.428.800
9
135.000.000
25.600
21
315.000.000
104.857.600
10
150.000.000
51.200
22
330.000.000
209.715.200
11
165.000.000
102.400
23
345.000.000
419.340.400
12
180.000.000
204.800
24
360.000.000
838.860.800
Bạn nhìn kỹ đi, nếu cứ tiếp tục kiên nhẫn làm việc thì ở cách 2 thu nhập chỉ riêng tháng thứ 23 thôi cũng lớn hơn cả tổng thu của cách 1. 

Điều này muốn nói lên sự so sánh giữa công việc của một người làm công ăn lương với công việc của một người làm công việc kinh doanh theo mạng. Trong trường hợp đi làm thuê hưởng lương thì đúng là bạn có thu nhập ngay, tháng nào chắc tháng đó, tuy nhiên đôi khi cũng có những áp lực, rủi ro và những bất ổn trong công việc. Giả dụ thu nhập của bạn là rất đều đặn thì nó có thể tăng trưởng đúng như trong cách 1.
Còn trong kinh doanh theo mạng, Bạn tuyển chọn từng người một cho đến khi có được một người thật sự thích thú với công việc như bạn rồi sau đó giúp cho người này tuyển và đào tạo ra được người khác cũng như vậy. Thời gian đầu Bạn phải cố gắng vượt qua được tâm lý chán nản vì công việc thật là "ỳ à ỳ ạch" giống như xe máy của bạn đi số một. Rồi từ từ bạn cũng tìm được hai người làm việc, từ hai người thành bốn người, bốn người thành tám người, công việc những tháng đầu sao mà ngán vậy, thu nhập chẳng đáng là bao. Nhưng khi mạng lưới của bạn đã có 500 người thì chỉ cần mỗi người tìm một người thôi là bạn đã có 1000 người tích cực trong hệ thống. Và cứ như vậy 1000 trở thành 2000 rất là nhanh. Khi mạng lưới của bạn bùng nổ, bạn mới thấy sững sờ không thể ngờ nổi thu nhập của bạn sao lại tăng nhanh đến như vậy.
Các chuyên gia lớn trong kinh doanh theo mạng thường tâm sự : Họ không ít hơn 100 lần muốn bỏ việc do những áp lực từ gia đình và xã hội, bởi không ai chịu hiểu có một doanh nghiệp gì mà làm mãi không thấy tiền đâu. Thật ra họ không chịu nhìn thấy ban đầu vài trăm đồng bạc thật chẳng đáng gì nhưng chính là nền tảng của tiền tỉ sau này.

Để không bỏ việc cần: Kiên trì và dựa vào người Bảo Trợ

 CÔNG THỨC

THÀNH CÔNG = MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG + KẾ HOẠCH CỤ THỂ + KIÊN TRÌ HÀNH ĐỘNG

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Vậy bạn có muốn kiên nhẫn đánh đổi hai năm vất vả để có một cuộc sống ổn định không còn phải lo lắng về vật chất nữa không? Câu trả lời tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

21 cách để thất bại trong bán hàng trực tiếp và KDTM


21 cách để thất bại trong bán hàng trực tiếp và KDTM
KDTM là một trong những cơ hội tốt nhất hiện có cho các doanh nhân. Nó có thể giúp tạo ra nhiều dòng thu nhập khác nhau và từng bước  thoát ra khỏi một số áp lực tài chính của thời điểm kinh tế thay đổi và vấn đề tương lai của công việc và nghề nghiệp. 
Dưới đây là 21 cách phổ biến dẫn đến sai lầm của hầu hết mọi người. Hãy tìm hiểu chúng để xem bạn có thể làm gì khác đi nhằm đạt được thành công. Dù cho bạn có đang ở trong giai đoạn nào, và kinh nghiệm của bạn ra sao, bạn vẫn có thể kiếm được tiền từ ngành kinh doanh này nếu bạn không trở thành nạn nhân của những sai lầm phổ biến được liệt kê ở đây. 
Thanh cong va that bai trong kinh doanh theo mang
Sự thất bại xảy ra thế nào: 
1) Nghĩ rằng có thể có được thu nhập thặng dư  mà không cần làm việc. Nghĩ rằng thu nhập thụ động có nghĩa là bạn có thể không cần tự  làm việc. Cho rằng có tồn tại một viên đạn màu bạc. Cho đây là một kế hoạch B, kế hoạch làm giàu nhanh chóng. Bạn nghĩ bạn sẽ thành công mà không cần có kiến thức kinh doanh và marketing cũng như khả năng lãnh đạo 
2) Chỉ "Thử cơ hội này" trong khi bạn có một công việc thực tế. Đối xử với nó như một sở thích. Chỉ cam kết khi bắt đầu có hiệu quả mà thôi 
3) Đề nghị bạn bè và người thân mua hàng của bạn. Gọi điện cho bạn thân cũ từ 10 năm trước ở trường trung học và yêu cầu họ tham gia doanh nghiệp của bạn. 
4) Suy nghĩ rằng đây không phải là bán hàng, mà là “ chia sẻ”. Nếu sản phẩm có lưu thông được, thì cũng chẳng ai có tiền. Sai lầm này xảy ra khi người ta giả định điều này có nghĩa là quảng bá sản phẩm cho những người không cần chúng. Sai lầm khác đi kèm là khi bạn không nhận ra điều lớn nhất mà người khác đang mua là BẠN chứ không phải các sản phẩm. Bạn bán bản thân mình nhiều hơn là bán sản phẩm. 
5) Quyết định thay cho tất cả mọi người. Quyết định rằng bạn của bạn không có tiền, đồng nghiệp của bạn không quan tâm, và hàng xóm của bạn sẽ không bao giờ làm KDTM.
6) Tuyển dụng gần như bất cứ người nào. Nghĩ rằng tất cả mọi người là khách hàng tiềm năng của bạn và bất cứ ai cũng có thể làm được công việc này. 
7) Đổ lỗi. Đổ lỗi cho tuyến trên của bạn, đổ lỗi cho công ty, đổ lỗi cho các chi phí. Xét nét từng vấn đề một. Nghi ngờ .... Nghi ngờ chính mình, nghi ngờ công ty, nghi ngờ tổ chức. Chấp nhận cuộc sống toàn những lời bào chữa. Suy nghĩ ngắn hạn và dừng lại ngay khi có một vấn đề nhỏ. 
8) Không chia sẻ cho đến khi bạn biết tất cả về các thành phần và chi tiết sản phẩm. Cho rằng bạn sẽ không thể nói về điều này cho đến khi nào bạn biết cặn kẽ từng chi tiết. Cho rằng sản phẩm có thể tự nó bán được. 
9) Giới thiệu với mọi người về các sản phẩm của bạn và không đề cập đến cơ hội kinh doanh. Nói với họ các sản phẩm tuyệt vời ra sao, mà không tìm ra nhu cầu của họ là gì. Nói chuyện mà không cần đặt câu hỏi. Cho rằng bày và bán vượt ra khỏi bối cảnh hoặc sự phù hợp của các cuộc hội thoại sẽ hiệu quả.
10) Chi nhiều tiền cho sản phẩm và giữ hàng tồn. Bạn không thể trụ trong doanh nghiệp nếu bạn mua theo cách của bạn để quản lý. Các sản phẩm cần được lưu thông. 
11)Tách rời hệ thống. Khi công ty đã có một phác thảo cho hoạt động tạo thu nhập hiệu quả thì bạn chỉ cần làm điều đó theo cách của bạn.
12) Bỏ thời gian vào các tờ rơi và email. Bỏ ra hàng trăm đô la và hàng trăm giờ vào việc đào tạo. Nghe các đoạn audio hay Webcast mà không liên lạc gì với các đối tượng tiềm năng.. Đánh đồng công việc bận rộn với "hoạt động". 

13) Trao tặng mẫu không có kế hoạch theo sát khách hàng cũng như lấy được thông tin liên hệ của họ. Tặng mẫu cho người khác trước khi xây dựng được mối liên lạc hiệu quả
14) Không thành lập văn phòng làm việc riêng biệt cũng như tạo tài khoản doanh nghiệp riêng. Không có một hệ thống gọi điện thoại và liên lạc. Không làm việc theo đuổi mục tiêu và kế hoạch hành động. 
15) Dừng khi bạn nghe KHÔNG. Từ chối đề nghị một lời cam kết vì họ có thể không muốn cơ hội của tôi nếu họ không nói ĐỒNG Ý ngay. Dừng lại ngay khi họ “Không” lần đầu tiên mà không tìm ra lý do tại sao, và trả lời các câu hỏi của họ. Gửi một email với một đường link và không theo dõi phản hồi của họ. Nếu họ quan tâm đến họ sẽ tự động trở lại tiếp cận tôi. 
16) Quên việc theo dõi và chăm sóc khách hàng. Tưởng rằng nếu họ muốn dùng các sản phẩm, họ sẽ tự liên lạc với bạn. Nói rằng bạn sẽ đến chỗ họ vào tuần tới, và gọi cho họ khi bạn có cơ hội. 
17) Đặt lợi ích của bạn đầu tiên để đáp ứng các con số bạn tính toán. Nhìn vào các con số sinh lợi và thúc đẩy người ta đáp ứng thời gian của bạn. Đợi bạn bè của bạn hoặc người hợp tác đặt hàng và đặt hàng để xây dựng doanh nghiệp của bạn. 
18) Không gọi điện thoại. Không hỏi thăm các đối tượng tiềm năng về bản than họ. Không cố biết mấu chốt vấn đề họ quan tâm ở đâu. Không thực hiện các cuộc tiếp xúc lạnh. 
19)  Không được tham dự các cuộc họp công ty, các cuộc gọi và các sự kiện. Không làm việc trên tinh thần phát triển cá nhân và đào tạo. Xem việc phát triển kỹ năng như là việc lãng phí thời gian vô ích. Nghĩ rằng bạn biết tất cả rồi, và là quá năng động. Bạn có một con đường thành công dài phía sau lưng nên hãy tin tưởng vào tài năng của bạn. 
20) Không đánh giá cao các nhánh nhóm khác và tuyến trên. Thất bại trong việc xác định và làm việc với thủ lĩnh. Thất bại trong việc sao chép
21) Chuyển đổi công ty khi bạn thấy dấu hiệu đầu tiên của một cái gì đó không tốt cho bạn. Nếu công ty giao hàng trễ hoặc có sai sót, đó là thời gian để nhảy tàu,. Nếu họ không mới phát triển sản phẩm của bạn theo ý thích, thì sẽ tìm ngay một nơi nào khác. 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH THẤT BẠI VÀ TRỞ NÊN THÀNH CÔNG

Không tuân theo số đông. Chỉ đi theo thủ lĩnh mà thôi. Thực hiện theo các quy tắc kinh doanh và marketing cơ bản và  làm việc theo hệ thống và kế hoạch của công ty. 
Doanh nghiệp này rất đơn giản nhưng bạn phải làm điều đó. 
Đừng chờ đợi đến khi có một giải pháp tốt hơn, mà hãy hành động. 
Tuân theo đạo đức công việc của bạn, và giữ cho hoạt động của bạn nhất quán. Một chút nỗ lực đều đặn hàng ngày sẽ hiệu quả nhanh và mạnh hơn rất nhiều so với sự gắng sức nhất thời. Tập trung làm việc với những đối tượng tiềm năng có đủ phẩm chất, sang lọc họ bằng quyền lợi và lợi ích, và trình bày sản phẩm và cơ hội của bạn. 
Tự rèn luyện để phát triển và tự nói chuyện với chính mình. Tìm hiểu và nâng cao về bất cứ tài năng nào bạn cần cải thiện. Mọi người đều có thể tìm hiểu khả năng của mình, và ngày càng trở nên tốt hơn. 
Quá trình này cũng đơn giản. Xây dựng một danh sách các khách hàng tiềm năng, đánh giá họ bằng cách phân loại, phát triển mối quan hệ, và trình bày và quảng bá về cơ hội với danh sách của bạn theo cách gần gũi. Bạn sẽ cần phải tiếp nhiên liệu liên tục cho danh sách khách hàng tiềm năng bằng cách gặp những người mới hoặc nhờ người giới thiệu. 
Hãy quảng bá và bán bản thân bạn, chứ không phải là cơ hội kinh doanh hay dòng sản phẩm. Sử dụng các công cụ công ty và các cuộc gọi 3 chiều để khẳng định với tổ chức của bạn và cho thấy rằng quá trình này được sao chép. 
Hãy đóng góp cho quỹ cá nhân của bạn bằng thu nhập chứ không phải là tiền tiết kiệm. Hãy đầu tư cho đến khi bạn có một ngân hàng của khách hàng tiềm năng. 
Bây giờ hãy bước ra và tạo ra nhiều dòng thu nhập cho chính mình! 

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Vì sao mọi người tham gia vào KDTM?


Vì sao mọi người tham gia vào KDTM?

Biết được nguyên nhân vì sao mọi người tham gia KDTM sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả trong tìm kiếm và tuyển dụng, và trên hết là, trong việc xây dựng một doanh nghiệp thành đạt.
Động cơ tham gia KDTM của con người cũng đa dạng như bản thân họ. Tuy nhiên, có một thời gian tôi ngây thơ nghĩ rằng động cơ duy nhất phía sau người tham gia ngành kinh doanh này chỉ là cơ hội để kiếm thêm nhiều tiền. Cách đây không lâu tôi hiểu ra rằng ngành KDTM mang đến nhiều thứ hơn là những phần thưởng tiền bạc. Ngoài việc độc lập tài chính, có nhiều yếu tố khác có liên quan, thúc đẩy mọi người nghiên cứu ngành Kinh doanh vượt trội này. 
 Một vài năm trước đây, tôi được giới thiệu với một quý ông có tên là Frank, người mới gia nhập công ty KDTM đầu tiên của ông. Sau vài câu đưa chuyện, tôi biết được rằng Frank là một phó chủ tịch cấp cao cho một công ty công nghiệp lớn. Giữa cuộc trò chuyện, tôi hỏi điều đang làm tôi băn khoăn: "Frank, là một phó chủ tịch cấp cao, bạn hẳn phải có một cuộc sống rất thoải mái, vì vậy tôi rất tò mò muốn biết điều gì đã thu hút bạn đến với KDTM? " 
Quan niệm sai lầm 
Điều Frank trả lời hoàn toàn làm tôi bất ngờ, "Vâng Tom, các chuyên gia không làm việc bán thời gian" Anh nói tiếp "Tôi tin rằng một tỷ lệ lớn dân số nói chung cảm thấy rằng một chuyên gia đã có công việc hấp dẫn thì sẽ không có nhiều vấn đề đối với tiền bạc” Đây là một giả định không hoàn toàn đúng. 
 Frank mô tả cụ thể hơn bằng cách thừa nhận rằng anh và gia đình sống trong một căn nhà mới xinh đẹp và rằng anh đang lái chiếc xe mới. Các con của anh cũng ăn mặc đẹp, có trò chơi điện tử mới nhất; và như một gia đình bình thường, họ đi nghỉ ít nhất một lần/ năm. Mức lương khá lớn có được từ công việc của Frank đã được chi tiêu khá rộng rãi. 
Duy trì một lối sống 
Frank cũng đề cập đến việc vợ anh đã không làm việc bên ngoài. Quan điểm của anh về việc làm của vợ trái với quan điểm của một số nam giới. Ngay cả trong thập niên 90 đã có một số người đàn ông tin rằng một người vợ nên ra ngoài làm việc vì như thế cô sẽ không cảm thấy nhàm chán!(Hơn hết là, tất cả những việc như lau nhà, chăm sóc bọn trẻ, mua sắm ở các cửa hàng tạp hóa, chuẩn bị bữa ăn, giặt giũ, cộng với một vài công việc không tên khác đều có thể cáng đáng vào buổi tối!) Frank lại cho rằng chỉ cần hoàn thành công việc và trách nhiệm một người vợ và người mẹ thôi thì bản thân công việc đó cũng đủ chiếm toàn bộ thời gian. 
 Tóm lại, Frank đã giải thích thêm trong cuộc nói chuyện rằng mặc dù làm việc 12-14 giờ mỗi ngày, kể cả  ngày cuối tuần, anh vẫn cần thu nhập thêm để duy trì lối sống anh muốn cho gia đình mình. 
 Tuy nhiên, anh không muốn vợ ra ngoài làm việc. Mặc dù muốn có thu nhập thêm, Frank cảm thấy ngại ngần với chuyện xin ứng tuyển vào vị trí trợ lý giám đốc ở các cửa hàng ở địa phương. Ngoài lý do tiêu chuẩn đó quá thấp kém so với khả năng của anh, anh cũng sẽ phải hy sinh khoản thời gian quý giá dành cho gia đình. Nói cho cùng, lý do chính để anh tìm kiếm thêm thu nhập là vì gia đình mình.
Lựa chọn thay thế 
 
Frank và vợ đã thảo luận về khả năng mua nhượng quyền kinh doanh thức ăn nhanh (fast-food franchise). Lựa chọn này nhanh chóng bị bác bỏ sau khi họ nhận ra rằng cần phải có một khoản đầu tư khá lớn bằng tiền mặt để đặt cọc. Khả năng tiếp theo trong danh sách của họ là một cửa hàng bánh sandwich nhỏ. Chủ cửa hàng đang muốn nghỉ hưu sẵn sàng đưa ra các điều khoản khá hời. 
 Frank và vợ ngồi tính toán các con số. Cô vợ ngẩng nhìn chồng rồi nói, "Frank, để xem em hiểu có chính xác không nhé. Chúng ta sẽ trả một số tiền đáng kể cho người khác để thừa kế quyền làm bánh sandwich. Trong khi đó, lợi tức đầu tư của chúng ta sẽ không có gì rõ ràng trong vòng ít nhất 5-10 năm nữa. Anh có nghĩ giống em không? " Cả hai vợ chồng thống nhất là cả lựa chọn này cũng không khả thi. Khi cuộc thảo luận của vợ chồng họ đi đến chuyện cắt giảm chi tiêu sao cho phù hợp hơn, anh cảm thấy mất hứng thú, mọi nhiệt huyết đều tắt ngấm. Rõ ràng, Anh nghĩ đến việc “kiếm thêm tiền” chứ không phải là cắt giảm chi tiêu. 
Frank không biết rằng, câu trả lời cho tình cảnh của anh đã đến sau đó một vài tuần. Thông qua một người bạn làm ăn cũ, Frank được mời đến tham dự một sự kiện KDTM. Phần còn lại, như họ nói, là lịch sử. 
 Mục tiêu hiện nay của Frank là nhắm đến việc bảo toàn số tiền nghỉ hưu sớm từ vị trí điều hành của ông. Sau khi về hưu, Frank lên kế hoạch làm việc toàn thời gian trong KDTM. Với thu nhập từ tiền lương hưu và tiền thưởng từ KDTM, anh và gia đình sẽ có thể tiếp tục duy trì lối sống theo mong muốn! 
 Cho phép tôi hỏi bạn, bạn có biết bất kỳ doanh nghiệp nào khác, cho phép mọi người có thể làm việc từ nhà, dành thời gian quý giá cho gia đình, và vẫn kiếm được rất nhiều, nếu không nói là nhiều hơn công việc hiện tại của họ? Theo cách nói của riêng Frank " bạn có thể kiếm được loại công việc gì, lại cho cơ hội kiếm nhiều tiền hơn trong khi làm việc ít hơn? Khi downline phát triển, sẽ có càng nhiều người hơn liên tục tạo ra một thu nhập thặng dư. Bạn thật không thích KDTM ư? " 
Công nghệ bán hàng 
Cho dù bạn là một người kỳ cựu hay một người mới trong ngành KDTM, hãy thử nhớ lại lý do chính bạn tham gia vào cơ hội của mình. Hãy nghĩ về chương trình đầu tiên hoặc chương trình tiếp theo bạn từng tham gia. Động cơ nào khiến bạn gia nhập vào một công ty cụ thể? Có phải các sản phẩm, dịch vụ, kế hoạch marketing, hoặc nhu cầu có nhiều tiền hơn? Trong tất cả các khả năng, yếu tố chính kích thích bạn tham gia là bởi người trình bày cơ hội cho bạn. 
 Tại sao bạn chọn mua chiếc xe của mình hoặc chọn phòng vui chơi giải trí trong gia đình hay máy tính trong văn phòng của bạn? Có bao nhiêu đại lý xe hơi, cửa hàng điện tử, và các cửa hàng máy tính trong vùng đang cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn. Ắt bạn hẳn đã từng mua hàng từ bất kỳ doanh nghiệp nào trong số đó. Vậy, tại sao bạn mua những thứ ấy, từ những cửa hiệu ấy? (Bạn cần có một gợi ý không? Đó chính là bởi nhân viên bán hàng!) 
 KDTM là một doanh nghiệp- doanh nghiệp của bạn-  và như trong kinh doanh thông thường, bạn phải có sự cạnh tranh. Cạnh tranh không chỉ với các công ty KDTM khác, mà còn trong chính công ty của bạn. Hãy nhớ rằng khi bạn giới thiệu cơ hội của mình, bạn không chỉ đang bán các sản phẩm, dịch vụ, hoặc chương trình marketing. Bạn đồng thời cũng đang “bán” chính bản thân mình. Mục tiêu của bạn nhằm để truyền tải thông điệp rằng cơ hội của bạn là duy nhất. Có khiến nó trở nên duy nhất được hay không là ở bạn. 
Một kịch bản quen thuộc 
Hãy xem xét số lần bạn bị/ được các nhà phân phối từ các công ty KDTM khác tiếp cận. Tôi tin tưởng rằng, không lúc này thì lúc khác, bạn cũng đã trải qua một kịch bản tương tự như sau. 
Bạn nhận được một cuộc gọi từ John Key tiết lộ rằng bạn sẽ có cơ hội “set for life”- được đảm bảo suốt phần đời còn lại nếu bạn tham gia vào liên doanh mới của anh ta, Công ty ABC. Ba tuần sau đó anh ta lại gọi cho bạn, thuyết phục bạn tin rằng anh có cơ hội lớn cho cả cuộc đời. Bạn nhất định phải theo ông đăng ký gia nhập vào Công ty DEF. Bạn sẽ kiếm được 10.000 USD trong tuần lễ đầu tiên. 
 Tháng sau cũng Ngài John Key lại giới thiệu công ty GHI với bạn, nhấn mạnh rằng bạn sẽ có thể nghỉ hưu với điều kiện sang trọng bậc nhất trong vòng chưa đầy hai tháng. Tuy nhiên, bạn phải tham gia ngay bây giờ, và cứ thế, anh ta lần lượt đi qua trọn cả bảng chữ cái các công ty KDTM. Yếu tố của uy tín ở đây là gì?Cách tiếp cận này không thực sự hiệu quả. 
 Hãy nhớ rằng, khi giới thiệu cơ hội của bạn, việc xây dựng một danh tiếng vững chắc là quan trọng đến nhường nào. Trách nhiệm, trung thực, chân thành, đáng tin cậy, và tính nhất quán là tất cả các yếu tố quyết định đối với việc thu hút và xây dựng một mạng lưới các nhà phân phối làm việc mạnh thực sự. 
 Kết luận 
  Điều quan trọng cần nhớ là vì sao mọi người tham gia KDTM. Nó sẽ giúp bạn có được hiệu quả trong việc tìm kiếm người tiềm năng và tuyển dụng. Và sau cùng, là trong việc xây dựng một doanh nghiệp thành công.